Nguồn vốn là trở ngại cho thị trường bất động sản

Những diễn biến phức tạp về giá, quy hoạch, quản lý khiến thị trường bất động sản rối ren, nhiều bất cập. Kèm theo đó, trở ngại về vốn cũng đang khiến toàn ngành chững lại trong quá trình phát triển.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, đã có những nhận định khá thẳng thắn về vấn đề vốn mà bất động sản đang đối diện. Thực tế, nguồn vốn có tác động rất lớn đến việc nâng cấp hạ tầng, tiện ích để tạo sức hút.

Theo vị Giám đốc này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt trên 7%, là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, và cao so với các nước trong khu vực. Dân số Việt Nam cũng được đánh giá là dân số trẻ, thu nhập ngày càng tăng,…Rất đông nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản đổ về thị trường Việt Nam vì họ nhạy bén với những tín hiệu tích cực này.


Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam, thể hiện thông qua việc đầu tư vào các dự án mới, góp vốn hay mua cổ phần. Tính đến hết 2018, đầu tư FDI vào hoạt động bất động sản đứng vị trí thứ 2 sau Công nghiệp chế biến, chế tạo xét về tổng vốn đăng ký.

Việc nhà đầu tư ngoại ngày càng quan tâm đến thị trường BĐS là một tín hiệu đáng mừng. Việt Nam chúng ta không chỉ có được sự hỗ trợ về nguồn vốn mà còn có cơ hội nhận được sự hậu thuẫn về kinh nghiệm để cho ra mắt nhiều dự án chất lượng, quy mô hơn. Tuy nhiên, trong hợp tác, chủ đầu tư cần phải cân nhắc việc kiểm soát và quản lý, tránh những bất lợi cho chính doanh nghiệp trong nước.

Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, bà An cho rằng chủ đầu tư nội vấn sở hữu nhiều lợi thế để phát triển, điển hình như việc tiếp cận thị trường, am hiểu khách hàng và sành sõi về môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, có 3 vấn đề lớn mà nhà đầu tư trong nước cần khắc phục:

  • Quy trình đầu tư, phát triển dự án 
  • Phát triển và nâng cấp sản phẩm
  • Tiềm lực tài chính 



Bà An ghi nhận thị trường BĐS Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều bước tiến quan trọng. Nhiều dự án quy mô đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi diện mạo cho các tỉnh thành. Thế nhưng, vẫn dễ dàng nhận thấy, sự tiềm ẩn rủi ro của thị trường xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Thông tin thị trường hiện tại vẫn còn thiếu minh bạch, đặc biệt là các thông tin về quy hoạch, định giá. 
  • Vẫn còn thiếu khung pháp lý cho một số dòng sản phẩm lai như officetel, condotel,… hay các quy định chặt chẽ hơn về việc bàn giao căn hộ và đảm bảo chất lượng công trình,…
  • Thiếu hụt nhân sự qua đào tạo, đặc biệt là thị trường BĐS nghỉ dưỡng.
  • Ứng dụng công nghệ vẫn chưa thực sự được nhiều chủ đầu tư chú trọng do kinh phí đầu tư lớn và cần thời gian để người sử dụng quen với các công nghệ mới.

Và quan trọng nhất, bà An nhấn mạnh, vốn vẫn là một trở ngại trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành BĐS. Do đó, chỉ khi thực sự vững vàng về dòng tiền, chúng ta mới có được một sức hút bền vững cho thị trường bất động sản bằng hệ thống hạ tầng hoàn thiện, sản phẩm được đầu tư nghiên cứu, đạt chất lượng tốt hơn. 

Xem thêm:



Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Recent Posts

3/recent/post-list

Popular Posts

Bài viết MỚI NHẤT

Pages